13 Vấn Đề Môi Trường Lớn Nhất Năm 2022 (P2)
Nguyễn Nhật Minh - 24/07/2022
1. Sự nóng lên toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch
Đến tháng 5/20022, nồng độ CO2 trong khí quyển đã đạt ngưỡng 420 PPM (phần triệu) và mức tăng nhiệt độ toàn cầu là 1,1 độ C, đây là mức cao kỉ lục kể từ 4 triệu năm về trước.
Sự gia tăng phát thải khí nhà kính đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng và ổn định nhiệt độ toàn cầu, do đó gây ra các sự kiện thảm khốc từ Úc và Hoa Kỳ trải qua một số mùa cháy rừng tàn khốc, châu chấu tràn ngập khắp các khu vực của Châu Phi, Trung Đông và Châu Á và đợt nắng nóng ở Nam Cực lần đầu tiên chứng kiến nhiệt độ tăng trên 20 độ.
2. Quản trị kém
Theo các nhà kinh tế học như Nicholas Stern, khủng hoảng khí hậu là kết quả của việc hạn chế trong quản lí nền kinh tế thị trường. Việc thiếu các hành động nghiêm khắc như tăng giá của các hoạt động sinh ra khí thải nhà kính tạo nên sự thất bại lớn nhất của thị trường, chẳng hạn như thông qua thuế carbon, điều này làm cho việc đổi mới công nghệ cắt giảm khí thải cacbon bị chậm trễ.
3. Rác thải thực phẩm
Một phần ba lượng lương thực dành cho con người - khoảng 1,3 tỷ tấn - bị lãng phí hoặc mất mát. Lãng phí và thất thoát thực phẩm chiếm một phần ba lượng phát thải khí nhà kính hàng năm.
Ở các nước đang phát triển, 40% lãng phí thực phẩm xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch và chế biến, trong khi ở các nước phát triển, 40% lãng phí thực phẩm xảy ra ở quá trình bán lẻ và tiêu dùng.
4. Mất đa dạng sinh học
50 năm qua đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của tiêu dùng con người, dân số, thương mại toàn cầu và đô thị hóa. Từ đó quy mô quần thể của động vật có vú, cá, chim, bò sát và lưỡng cư đã giảm trung bình 68% từ năm 1970 đến năm 2016. Sự mất đa dạng sinh học này do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là việc chuyển đổi môi trường sống, như rừng, đồng cỏ và rừng ngập mặn, thành các hệ thống nông nghiệp.
5. Ô nhiễm nhựa
Năm 2015, sản lượng nhựa toàn thế giới đạt 419 triệu tấn và đang làm trầm trọng thêm chất thải nhựa trong môi trường. Hiện nay, khoảng 14 triệu tấn nhựa tràn vào các đại dương mỗi năm, gây hại cho môi trường sống của động vật hoang dã và các loài động vật sống trong đó. .
6. Phá rừng
Mỗi giờ, những khu rừng rộng bằng 300 sân bóng đá bị đốn hạ. Nông nghiệp là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng. Đất được giải phóng để chăn nuôi hoặc trồng các loại cây khác được bán như mía và dầu cọ. Ba quốc gia có mức độ phá rừng cao nhất là Brazil, Cộng hòa Dân chủ Congo và Indonesia.
Theo Earth.org
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: